Keo thấm
Tổng quan
Trong quá trình đúc khuôn và gia công các bộ phận luyện kim bột; do kết quả của việc rò rỉ khí, tinh thể co rút hoặc các nguyên nhân khác không thể tránh khỏi việc hình thành nên các lỗ hổng, mắt, rãnh, các khe hở li ti khiến cho máy móc thiết bị gặp vấn đề trục trặc.
Ngay cả với thiết bị không chịu áp lực, quá trình mạ điện, sơn và các biện pháp xử lý bề mặt khác các cũng có thể hình thành nên các khe rỗng bên trong dạng bong bóng khí hoặc khiến cho bề mặt kim loại bị lồi lõm làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.
Kỹ thuật thấm (Impregnation) đó là việc len lỏi vào khoảng rỗng bên trong các vật đúc, khoảng rỗng bên trong các vật bị rỗng khí, nén và hút các chất bên trong qua ống siphon, đưa chất keo vào lỗ hổng, xử lý nhiệt và lấp kín các lỗ hổng li ti.
Phân loại các chất bịt kín、
1. Dung dịch Natri Silicat
Trong những năm 50 của thế kỷ trước, người ta thường sử dụng dung dịch Natri Silicat để tiến hành thấm. Bằng việc khử nước sau khi thể tích co 30 – 40%, phải tiến hành thấm lặp lại, tỷ lệ rò rỉ cao, dễ vỡ sau khi khô, dễ hỏng, độ tin cậy thấp, tỷ lệ thấm (Impregnation) đạt yêu cầu thấp, các bộ phận thay thế khó làm sạch, ô nhiễm chất cặn trên bề mặt;
Phương pháp thấm này được áp dụng trong một thời gian dài. Quá trình tiền hành bao gồm việc xử lý tại nhiệt độ từ 200 độ C trở lên, song các yêu cầu về nhiệt độ cũng thay đổi dần theo thời gian.
2. Keo tổng hợp
Quá trình này có tác dụng bịt kín tốt, có khả năng kháng điện môi tốt hơn; tuy nhiên quy trình phức tạp, tốn nhiều thời gian và khó khăn trong việc làm sạch cặn trên bề mặt, bao gồm dung môi và các thành phần nguy hiểm, nguy hiểm cho sức khỏe người vận hành, gây ô nhiễm môi trường. Các nước công nghiệp đã cơ bản ngưng sử dụng phương pháp này.
3. Chiết suất xử lý nhiệt hữu cơ
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, thấm chân không đã xử lý vấn đề dài hạn trong vấn đề kỹ thuật của ngành công nghiệp đúc.
Nó bao gồm các đặc tính:
a. Thời gian thấm, xử lý ngắn.
b. Các bộ phận dễ dàng được làm sạch; bề mặt gia công, lỗ hổng qua xử lý, lỗ vít không bị bẩn.
c. Có thể lấp lỗ hổng li ti, tỷ lệ đạt yêu cầu là 95%
d. Sau khi thấm không bị rò, gia tăng tuổi thọ của bộ phận
e. Chi phí thấp, mỗi tấn bộ phận cần sử dụng 4kg chất bịt kín
f. Sau khi xử lý, bộ phận có thể hoạt động trong giới hạn từ -55 độ C cho tới trên dưới 200 độ C
Xử lý các loại phản ứng với nước nóng mang lại các lợi ích:
1. Dễ dàng và hiệu quả. Hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn của quá trình thấm, tỷ lệ thành phẩm đạt yêu cầu rất cao.
2. Tỷ lệ xử lý đạt 100% trong xử lý vật liệu co giãn, chống chịu được các hóa chất. Có thể bịt các lỗ siêu nhỏ với bề mặt siêu phẳng.
3. Không ảnh hưởng đến sự chính xác của bề mặt thành phẩm. Hoàn toàn vô hại, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người vận hành.
4. Các bộ phận được thấm sau khi gia công, và dựa trên sự bôi trơn, cắt tốc độ cao có thể áp dụng với các loại chất dẻo nhiệt rắn. Nó gia tăng tuổi thọ sản phẩm hàng trăm lần, giảm các chi phí vận hành.
5. Mặc dù dung dịch Natri Silicat và keo tổng hợp chỉ bao gồm các mảng của phần chiết xuất, nhưng khi so sánh với chi phí thải loại sản phẩm đúc, quá trình thấm (Impregnation) cải thiện đáng kể về hiệu quả, tiết kiệm được chi phí trong giờ làm việc.
Bảo quản
1. Để tại nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ trong nhà; bảo quản trong gói hàng nguyên gốc đã được niêm phong, thời gian bảo quản là hơn 1 năm.
2. Quy cách đóng gói: 20kg/thùng và 200kg/thùng. Để chống ô nhiễm, không được dùng gói hàng chứa dung dịch thấm để đóng gói các loại dung dịch khác.
Lưu ý
1. Trong trường hợp bị chiết suất trên dính vào mắt, cần rửa mắt bằng nước và điều trị ngay lập tức.
2. Cần sử dụng găng tay da để tránh rủi ro lâu dài.
Keo thấm hữu cơ xử lý với nước nóng
|